Hướng dẫn sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Sử dụng tab “Thuộc tính”

Khi xem toàn bộ nội dung văn bản ở Tab “Toàn văn” người dùng click vào Tab “Thuộc tính” để xem các thông tin của văn bản, bao gồm:
+ Tên văn bản: Thông tin về loại văn bản, số ký hiệu và trích yếu của văn bản.
+ Số văn bản: Thông tin về số kí hiệu của văn bản.
+ Trích yếu văn bản: Thông tin về trích yếu nội dung của văn bản.
+ Ngày ban hành: Ngày ban hành của văn bản là ngày văn bản đó được ký ban hành.
+ Người ký: Tên cá nhân có thẩm quyền ký ban hành văn bản.
+ Chức danh: Chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản.
+ Nơi ban hành: Thông tin về cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước (áp dụng đối với chức danh Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản.
+ Ngày có hiệu lực: Ngày văn bản đang xem xét bắt đầu có hiệu lực thi hành.
+ Ngày hết hiệu lực 1 phần: Ngày văn bản đang xem xét bị hết hiệu lực một phần.
+ Ngày hết hiệu lực toàn bộ: Ngày văn bản đang xem xét bị hết hiệu lực toàn bộ.
+ Ngày đính chính: Ngày văn bản đang xem xét bị đính chính bởi một văn bản khác.
+ Ngày ngưng hiệu lực một phần: Ngày văn bản đang xem xét bị ngưng hiệu lực một phần.
+ Ngày ngưng hiệu lực toàn bộ: Ngày văn bản đang xem xét bị ngưng hiệu lực toàn bộ.
+ Ngày hết ngưng hiệu lực toàn bộ: Ngày văn bản đang xem xét chấm dứt bị ngưng hiệu lực toàn bộ văn bản và tiếp tục có hiệu lực thi hành.
+ Ngày hết ngưng hiệu lực một phần: Ngày văn bản đang xem xét chấm dứt bị ngưng hiệu lực một phần và phần nội dung bị tạm ngưng hiệu lực tiếp tục có hiệu lực thi hành.
+ Ngày hợp nhất: Ngày văn bản đang xem xét được hợp nhất với một hoặc một số văn bản khác để tạo thành văn bản hợp nhất.

2. Sử dụng tab “Văn bản liên quan áp dụng”

Tab “VB liên quan áp dụng” hỗ trợ người dùng tra cứu mối quan hệ pháp lý giữa văn bản đang xem xét với những văn bản khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm các nhóm:
(1) Nhóm liên quan về thẩm quyền ban hành văn bản: Nhóm này chứa đựng văn bản quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản luật đang xem xét.
- Văn bản căn cứ về thẩm quyền ban hành: Là văn bản quy định cơ quan ban hành văn bản đang xem xét có thẩm quyền ban hành văn bản đó.
(2) Nhóm liên quan về nội dung áp dụng: Nhóm này bao gồm các văn bản mà nội dung của chúng có liên quan đến nội dung của văn bản đang xem xét. Khi áp dụng văn bản đang xem xét người dùng cần sử dụng đồng thời cả nội dung văn bản đang xem xét và nội dung của các văn bản liên quan nội dung áp dụng trong nhóm này mới bảo đảm đầy đủ các quy định có liên quan với nhau. Nhóm này gồm có các loại văn bản liên quan về nội dung áp dụng sau đây:
- Văn bản căn cứ về nội dung ban hành: Là văn bản mà nội dung các quy định của nó tạo cơ sở pháp lý để ban hành nội dung các quy định của văn bản đang xem xét.
- Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn: Là văn bản mà nội dung các quy định của nó giải thích, cụ thế hóa nội dung các quy định của văn bản đang xem xét.

- Văn bản được quy định chi tiết, được hướng dẫn: Là văn bản được văn bản đang xem xét giải thích, cụ thể hóa nội dung các quy định.
- Văn bản sửa đổi, bổ sung, quy định hết hiệu lực một phần: Là văn bản mà nội dung các quy định của nó sửa đổi bổ sung, hủy bỏ, thay thế, bãi bỏ một phần nội dung của văn bản đang xem xét và do đó làm văn bản đang xem xét bị hết hiệu lực một phần.
- Văn bản bị sửa đổi, bổ sung, bị hết hiệu lực một phần: Là văn bản mà một phần nội dung các quy định của nó bị nội dung các quy định của văn bản đang xem xét sửa đổi bổ sung, hủy bỏ, thay thế, bãi bỏ và do đó bị hết hiệu lực một phần.
- Văn bản đính chính: Là văn bản mà nội dung của nó đính chính lại nội dung của văn bản đang xem xét.
- Văn bản bị đính chính: Là văn bản bị văn bản đang xem xét đính chính lại nội dung.
- Văn bản hợp nhất: Là văn bản mà nội dung các quy định của nó được tạo thành bởi sự hợp nhất nội dung các quy định của nhiều văn bản khác nhau, trong đó có văn bản đang xem xét.
- Văn bản được hợp nhất: Là văn bản mà nội dung các quy định của nó hợp nhất với nội dung các quy định của văn bản đang xem xét để tạo ra một văn bản hợp nhất.
- Văn bản quy định bổ sung: Là văn bản mà nội dung các quy định của nó bổ sung (mà không làm thay đổi trạng thái hiệu lực) đối với nội dung các quy định của văn bản đang xem xét.
- Văn bản được bổ sung: Là văn bản mà nội dung các quy định của nó được bổ sung (mà không bị thay đổi trạng thái hiệu lực) bởi nội dung các quy định của văn bản đang xem xét.
(3) Nhóm liên quan hiệu lực áp dụng: Những văn bản làm thay đổi trạng thái hiệu lực của văn bản đang xem xét, hoặc bị văn bản đang xem xét tác động làm thay đổi trạng thái hiệu lực sẽ được thể hiện ở nhóm này. Một số loại văn bản liên quan của nhóm này trùng với loại văn bản liên quan của nhóm “Liên quan nội dung áp dụng”. Nhóm này bao gồm các loại sau đây:
-Văn bản bị sửa đổi bổ sung, bị hết hiệu lực một phần: Là văn bản mà một phần nội dung các quy định của nó bị nội dung các quy định của văn bản đang xem xét sửa đổi bổ sung, hủy bỏ, thay thế, bãi bỏ và do đó bị hết hiệu lực một phần.
- Văn bản sửa đổi bổ sung, quy định hết hiệu lực một phần: là văn bản mà nội dung các quy định của nó sửa đổi bổ sung, hủy bỏ, thay thế, bãi bỏ một phần nội dung của văn bản đang xem xét và do đó làm văn bản đang xem xét bị hết hiệu lực một phần.
- Văn bản hết hiệu lực toàn bộ: Là văn bản bị văn bản đang xem xét hủy bỏ, thay thế, bãi bỏ toàn bộ nội dung các quy định.
- Văn bản quy định hết hiệu lực toàn bộ: Là văn bản mà nội dung quy định của nó hủy bỏ, thay thế, bãi bỏ toàn bộ nội dung các quy định của văn bản đang xem xét.
- Văn bản bị ngưng hiệu lực một phần: là văn bản bị văn bản đang xem xét quy định ngừng áp dụng một phần nội dung các quy định.
- Văn bản quy định ngưng hiệu lực một phần: là văn bản mà nội dung của nó quy định ngừng áp dụng một phần nội dung các quy định của văn bản đang xem xét.
- Văn bản bị ngưng hiệu lực toàn bộ: Là văn bản bị văn bản đang xem xét quy định ngừng áp dụng toàn bộ nội dung các quy định.
- Văn bản quy định ngưng hiệu lực toàn bộ: Là văn bản mà nội dung của nó quy đình ngừng áp dụng toàn bộ nội dung các quy định của văn bản đang xem xét.
3. Sử dụng Tab “Văn bản gốc/ PDF”: Văn bản gốc là văn bản đăng công báo, văn bản PDF là văn bản chụp từ văn bản có chữ ký và dấu của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4. Sử dụng tab “Lịch sử hiệu lực”: Tab này hiển thị tất cả các giai đoạn trạng thái hiệu lực của văn bản đang xem xét.

Tab này giúp người dùng dễ dàng theo dõi Lịch sử trạng thái của văn bản (ngày ban hành, ngày hết hiệu lực, ngày đính chính…) cũng như những văn bản tác động đến trạng thái của văn bản đang xem xét.
5. Sử dụng tab “Tải về”: Người dùng sử dụng tab này để tải về văn bản gốc/PDF, hoặc văn bản chính

6. Sử dụng tab “Đối chiếu”
6.1 Đối chiếu, so sánh nội dung giữa các văn bản có nội dung liên quan với nhau
Bước 1: Chọn tab “Đối chiếu”

Bước 2: Bấm vào “Chọn VB đối chiếu” để lựa chọn văn bản đối chiếu (là các văn bản liên quan của văn bản được đối chiếu).



Bước 3: Bôi đen nội dung cần đối chiếu trong 01 văn bản để tìm nội dung tương ứng trong văn bản còn lại:

6.2 Sử dụng tiện ích lưu trữ điều luật
Bước 1: Trong khi đối chiếu văn bản, bấm chọn vào ô trống để đánh dấu điều luật muốn ghi chú (số 1)
Bước 2: Bấm “Chọn điều luật ghi chú” để lưu các điều luật đã đánh dấu vào danh sách cần ghi chú (số 2)

Bước 3: Có 02 cách lưu điều luật đã chọn
- Cách 1: Lưu điều luật cần ghi chú vào một văn bản mới è Bấm chọn “Lưu văn bản mới”.
(Hình 1)

- Cách 2: Lưu bổ sung các điều luật cần ghi chú vào văn bản đã được tạo trước è Bấm chọn “Lưu vào văn bản đã được tạo trước” (số 3) è Bấm “Lưu” (số 4) để lưu lại điều luật đã lựa chọn ghi chú.
6.3 Xem văn bản ghi chú
Bước 1: Chọn “Xem lưu trữ ghi trú”

Bước 2: Lựa chọn văn bản muốn xem trong danh sách các văn bản đã tạo:


Lựa chọn Xóa để xóa điều luật ghi chú, chọn Lên, Xuống để di chuyển vị trí điều luật trong văn bản cần ghi chú.
7. Xem các văn bản có cùng chuyên ngành (chuyên ngành đất đai, hình sự, dân sự,…)
Chức năng này giúp cho người dùng có thể xem, tìm kiếm được tất cả các VB có cùng chuyên ngành như đất đai, xây dựng, hình sự,… qua đó, việc tìm kiếm sẽ hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn. Hơn nữa, chức năng này còn giúp người dùng nắm được các kiến thức về các vấn đề chính, cơ bản được điều chỉnh trong mỗi chuyên ngành pháp luật thông qua tên của các thư mục chứa văn bản theo từng vấn đề trong từng chuyên ngành.
Bấm xem minh họa các văn bản cùng chuyên ngành của Bộ Luật lao động 2012 như hình dưới đây:


