Tạo tài khoản
 
Xem các văn bản cùng chuyên ngành
Thông tư 49/2005/TT-BTC | Ban hành: 09/06/2005  |  Hiệu lực: 06/07/2005  |  Trạng thái: Hết hiệu lực toàn bộ


 
tusachluat.vn

BỘ TÀI CHÍNH
________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________

Số: 49/2005/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2005

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách nhà nước

________________________

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhLuật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngânsách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội;

Căn cứ Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngânsách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tạm ứng vốn tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước cho ngân sách nhà nước như sau:

I/ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Kho bạc Nhà nước được tạm ứng vốn cho ngân sách trung ương và cho ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ngân sách cấp tỉnh). Việc tạm ứng vốn cho ngân sách trung ương thông qua Bộ Tài chính; tạm ứng vốncho ngân sách cấp tỉnh thông qua Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ thanh toán, chi trả của Kho bạc Nhà nước.

3. Cấp ngân sách nhận tạm ứng có trách nhiệm sử dụng vốn tạm ứng của Kho bạc Nhà nước đúng mục đích được duyệt, hoàn trả tạm ứng đầy đủ, đúng hạn và thanh toán cho Kho bạc Nhànước một khoản phí trên số vốn đã tạm ứng theo quy định tại Thông tưnày. Ngân sách cấp nào tạm ứng thì ngân sách cấp đó có trách nhiệm hoàn trả vốn tạm ứng cho Kho bạc Nhà nước.

4. Việc tạm ứng vốn cho ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương khi đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính duyệt và Kho bạc Nhà nước ký thủ tục tạm ứng. Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không được phép tạm ứng cho bất kỳ đối tượng nào.

II/ QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Mục đích tạm ứng vốn:

1.1. Đối với ngân sách trung ương: Kho bạc Nhà nước tạm ứng để xử lý thiếu hụt tạm thời, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi ngân sách nhà nước chưa tập trung kịp nguồn thu.

1.2. Đối với ngân sách cấp tỉnh: Kho bạc Nhà nước tạm ứng vốn để thực hiện các dự án sau:

1.2.1/ Các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong kế hoạch năm, được Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cần đẩy nhanh tiến độthực hiện để sớm mang lại hiệu quả kinh tế (theo khoản 3 điều 8 LuậtNgân sách Nhà nước);

1.2.2/ Một số dự án, công trình đầu tưcơ sở hạ tầng tạo được nguồn thu hoàn trả vốn tạm ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

2. Mức vốn tạm ứng:

- Mức vốn tạm ứng cho các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong kế hoạch năm thuộc ngân sách cấp tỉnh phải đảm bảo nguyên tắc dư nợ vốn huy động hàng năm (baogồm vốn tạm ứng của Kho bạc Nhà nước và các nguồn huy động khác) không vượt quá 30% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng nămcủa ngân sách cấp tỉnh (riêng Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minhkhông vượt quá 100%). Tổng mức vốn

đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh bao gồm:

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trong nước;

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu tiền sử dụng đất;

+ Các nguồn bổ sung có mục tiêu về đầu tư xây dựng cơ bản có tính chất ổn định từ ngân sách trung ương (nếu có).

- Mức vốn tạm ứng cho các dự án, côngtrình đầu tư cơ sở hạ tầng có nguồn thu hoàn trả vốn tạm ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức kinhtế trong và ngoài nước được xác định theo từng phương án cụ thể.

3. Thủ tục tạm ứng vốn:

3.1. Tạm ứng vốn cho ngân sách trung ương:

Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng, Vụ Ngân sách nhà nước lập giấy đề nghị tạm ứng (có ý kiến của Kho bạc Nhà nước)trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định. Căn cứ quyết định củaBộ trưởng Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước phối hợp với Vụ Ngân sách nhànước thực hiện.

3.2. Tạm ứng vốn cho ngân sách cấp tỉnh:

Để Bộ Tài chính có căn cứ quyết định tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương cần thực hiện các thủ tục sau:

- Trường hợp tạm ứng để đẩy nhanh tiếnđộ xây dựng cơ bản: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có công văn gửi Bộ Tài chính (kèm theo phương án tạm ứng vốn Khobạc Nhà nước đã được Hội đồng nhân dân phê duyệt) đề nghị được tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước. Phương án tạm ứng vốn phải làm rõ danh mục dự ántạm ứng vốn; tiến độ tạm ứng vốn; tiến độ hoàn trả tạm ứng vốn; tổng dưnợ các nguồn vốn đã huy động và cam kết sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, hiệu quả làm căn cứ để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

- Trường hợp tạm ứng để đầu tư các dựán thu hút vốn đầu tư: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có công văn gửi Bộ Tài chính (kèm theo phương án tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước) đề nghị được tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước. Phương án tạm ứng vốn phải làm rõ danh mục dự án tạm ứng vốn; mức vốn đầu tư của từng dự án; tiến độ tạm ứng vốn; diện tích đất cho thuê, đấu giá quyền sửdụng đất...; Số tiền cho thuê và đấu giá quyền sử dụng đất thu được; tiến độ hoàn trả tạm ứng vốn và các cam kết khác để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Sau khi đã được Bộ Tài chính chấp thuận(bằng văn bản), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập thủ tục tạm ứng (theo mẫu đính kèm) gửi Kho bạc Nhà nước để tạm ứngvốn theo quy định. Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, sửdụng nguồn vốn tạm ứng đúng các quy định hiện hành và cam kết hoàn trả Kho bạc Nhà nước cả gốc và phí đúng thời hạn.

4. Thời hạn tạm ứng và thu hồi tạm ứng:

4.1. Thời hạn tạm ứng:

- Đối với các khoản tạm ứng cho ngân sách trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

- Đối với các khoản tạm ứng cho ngân sách tỉnh để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (theo tiết1.2.1 nêu trên), thời hạn không quá 12 tháng cho mỗi lần tạm ứng.

- Đối với các khoản tạm ứng cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng để thu hút vốn đầu tư (theo tiết 1.2.2 nêu trên), thời hạn tạm ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

- Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương phải hoàn trả tạm ứng cho Kho bạc Nhà nước theo đúng thời hạn đã cam kết trong giấy đề nghị tạm ứng, trừ trường hợp được phép gia hạn nợcủa Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4.2. Thu hồi tạm ứng:

Trước khi đến hạn thu hồi tạm ứng 15ngày, Kho bạc Nhà nước chủ động thông báo với cơ quan tài chính để sắp xếp tồn quỹ ngân sách hoàn trả tạm ứng. Đối với các khoản tạm ứng đã quá hạn, Kho bạc Nhà nước được quyền tự động trích tồn quỹ ngân sách để thu hồi nợ; đồng thời thông báo cho Sở Tài chính (đối với ngân sách cấptỉnh), Vụ Ngân sách Nhà nước (đối với ngân sách trung ương).

5. Phí tạm ứng:

Định kỳ hàng tháng, cơ quan tài chính thanh toán cho Kho bạc Nhà nước một khoản phí tính trên số dư nợ tạm ứng, căn cứ vào số ngày thực tế tạm ứng. Mức phí tạm ứng vốn cho ngânsách nhà nước được áp dụng thống nhất là 0,15%/tháng (30 ngày) tính trên số dư nợ tạm ứng. Phí tạm ứng được Kho bạc Nhà nước hạch toán và sử dụng theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Hạch toán kế toán, báo cáo:

- Các khoản tạm ứng, hoàn trả tạm ứng, phí ứng vốn Kho bạc Nhà nước hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước hiện hành và theo đúng quy định của Bộ Tài chính.

- Định kỳ ( quý, năm) Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo tình hình tạm ứng,thu hồi tạm ứng và thu phí tạm ứng gửi Kho bạc Nhà nước chậm nhất ngày5 của quý sau đối với báo cáo quý, ngày 15 của tháng đầu năm sau đối với báo cáo năm (theo mẫu đính kèm).

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước và các đơn vị có liên quan trình Bộ trưởng BộTài chính xem xét quyết định tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách các tỉnh, thành phố.

2. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước, các cơ quan tài chính phải phối hợp chặt chẽ trong việc kế hoạch hoá các khoản thu, chi ngân sách, đôn đốc thu nộp, đảm bảo việc tạm ứng và sử dụng vốn hợp lý, kịp thời, có hiệu quả, hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư số 52/1999/TT-BTC ngày 07/5/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách nhà nước. Các quy định trước đây của BộTài chính và Kho bạc Nhà nước về việc tạm ứng vốn cho ngân sách nhà nước trái với Thông tư này đều không có hiệu lực thi hành./.

 

 Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương;
- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VP, Vụ NSNN.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Văn Tá

 


UBND tỉnh, thành phố……

Số:…………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________

 

…..…., ngày… tháng …năm .....

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG VỐN KHO BẠC NHÀ NƯỚC

(Theo Thông tư số …/200…/TT-BTC của Bộ Tài chính

ngày …tháng… năm 200...)

 

 Kính gửi: Kho bạc Nhà nước

 

Căn cứ công văn số………ngày…tháng…năm…. của Bộ Tài chính duyệt mức tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách …………………. , đề nghị Kho bạc Nhà nước duyệt thủ tục:

1/ Tạm ứng tồn ngân quỹ Kho bạc Nhà nước cho ngân sách địa phương:

- Số tiền bằng số:………………………………

- Số tiền bằng chữ:…………………………….

2/ Thời hạn tạm ứng:………………………….

3/ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm  quản lý và sử dụng nguồn vốn tạm ứng đúng các quy định hiện hành và cam kết hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và phí cho Kho bạc Nhà nước. Nếu quá thời hạn được tạm ứng, Kho bạc Nhà nước có quyền tự động trích tồn quỹ ngân sách tỉnh để thu hồi tạm ứng.

4/ Tổng dư nợ huy động vốn cho đầu tư phát triển đến ngày…./…/…:

…………………………………………………………………………………..

 

GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

 

 

--------------------------------------------------------------------------

Ý kiến của KBNN tỉnh, thành phố:                                 Duyệt của Kho bạc Nhà nước:

- Tồn quỹ KBNN hiện tại:

- Số dư nợ tạm ứng hiện tại:

- Có thể tạm ứng……………tỷ đồng

cho NSĐP, thời hạn…………………

 

Ngày … tháng … năm …

Giám đốc KBNN

Hà Nội, ngày… tháng … năm …

Tổng giám đốc KBNN

 

 

Collapse Luật Ngân sách Nhà nướcLuật Ngân sách Nhà nước
Expand Luật Ngân sách 2015Luật Ngân sách 2015
Collapse Luật Ngân sách 2002Luật Ngân sách 2002
Expand 1. Luật1. Luật
Expand 2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành2. Hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành
Expand Công khai tài chính, ngân sáchCông khai tài chính, ngân sách
Expand Cơ chế tài chính đặc thù cho địa phươngCơ chế tài chính đặc thù cho địa phương
Expand Dự toán ngân sách nhà nướcDự toán ngân sách nhà nước
Expand Giao quyền tự chủ biên chế & kinh phí của cơ quan hành chính nhà nướcGiao quyền tự chủ biên chế & kinh phí của cơ quan hành chính nhà nước
Expand Mã số danh mục ngân sách chương trình quốc giaMã số danh mục ngân sách chương trình quốc gia
Expand Mục lục ngân sáchMục lục ngân sách
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (I)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (I)
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (II)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (II)
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (III)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (III)
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (IV)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (IV)
Expand NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (V)NGÂN SÁCH THEO NGÀNH, LĨNH VỰC (V)
Expand Ngân sách địa phươngNgân sách địa phương
Expand Những quy định khácNhững quy định khác
Expand Phân bổ ngân sáchPhân bổ ngân sách
Expand Phân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phươngPhân cấp ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương
Expand Quyết toán ngân sáchQuyết toán ngân sách
Expand Quản lý ngân sách thu từ chống buôn lậuQuản lý ngân sách thu từ chống buôn lậu
Expand Quản lý ngân sách thu từ nguồn viện trợ, hỗ trợ của nước ngoàiQuản lý ngân sách thu từ nguồn viện trợ, hỗ trợ của nước ngoài
Expand Quản lý ngân sách thu từ phí, lệ phí, xử phạt hành chínhQuản lý ngân sách thu từ phí, lệ phí, xử phạt hành chính
Expand Quản lý, điều hành ngân sáchQuản lý, điều hành ngân sách
Collapse Thu, chi, tạm ứng ngân sách qua tài khoản Kho bạc NNThu, chi, tạm ứng ngân sách qua tài khoản Kho bạc NN
Thông tư 109/2011/TT-BTC Hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS
Thông tư 113/2008/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Thông tư 128/2008/TT-BTC Hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Thông tư 161/2012/TT-BTC Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Thông tư 162/2012/TT-BTC Quy định việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước
Quyết định 30/2005/QĐ-BTC Về việc ban hành Chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước
Thông tư 33/2006/TT-BTC Hướng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Thông tư 39/2016/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Thông tư 40/2016/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 1 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và một số biểu mẫu kèm theo Thông tư số 08 /2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc Nhà nưóc (TABMIS)
Thông tư 49/2005/TT-BTC Hướng dẫn tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho ngân sách nhà nước
Thông tư 61/2014/TT-BTC Về việc hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
Thông tư 62/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 162/2012/TT-BTC ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước
Thông tư 79/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Thông tư 80/2003/TT-BTC Hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Quyết định 85/2008/QĐ-BTC Về việc tạm ứng từ ngân sách nhà nước cho hoạt động kinh doanh xăng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối
Thông tư 97/2004/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, chi trả, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước bằng ngoại tệ qua Kho bạc Nhà nước
Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BTC Hợp nhất quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC Hợp nhất Thông tư hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước
Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BTC Hợp nhất Thông tư quy định việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước
Expand Thủ tục thu, phối hợp thu nộp ngân sách nhà nướcThủ tục thu, phối hợp thu nộp ngân sách nhà nước
Expand Tiết kiệm chi thường xuyên ngân sáchTiết kiệm chi thường xuyên ngân sách
Expand Chuyển nguồn ngân sáchChuyển nguồn ngân sách
Expand VBQPPL ĐỊA PHƯƠNGVBQPPL ĐỊA PHƯƠNG
Expand Luật Ngân sách 1996, sửa đổi 1998Luật Ngân sách 1996, sửa đổi 1998
Expand VBQPPL về ngân sách (cũ)VBQPPL về ngân sách (cũ)